NCLEX-la-gi

Kỳ thi Nclex (National Council Licensure Examination) là gì?

Kỳ thi NCLEX là bài thi quan trọng đối với một y tá hoặc điều dưỡng tại Mỹ. Vậy kỳ thi NCLEX có tầm quan trọng như thế nào để trở thành Điều dưỡng viên Mỹ? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết cách đăng ký và thi NCLEX!

Kỳ thi NCLEX là gì?

Kỳ thi NCLEX, còn được gọi là Kỳ thi Cấp phép của Hội đồng Quốc gia dành cho Y tá (National Council Licensure Examination), được tổ chức bởi các hội đồng điều dưỡng của các tiểu bang nhằm mục đích quyết định xem ứng viên có sẵn sàng để bắt đầu hành nghề y tá hay chưa.

Kỳ thi NCLEX toàn diện đề cập đến một số khái niệm điều dưỡng và chỉ dành cho những sinh viên đã hoàn thành chương trình điều dưỡng (có giấy chứng nhận kèm theo). Có 2 loại thi NCLEX, một dành cho Registered Nurses(thi NCLEX – RN) và một dành cho Practical Nurses (thi NCLEX – PN), mặc dù quy trình đăng ký và nội dung thi NCLEX của hai kỳ thi này đều giống nhau. 

Làm sao để đăng ký thi NCLEX?

Nếu bạn muốn tham gia thi NCLEX, trước tiên bạn phải hoàn tất quá trình đăng ký. Bạn cần phải xin giấy phép điều dưỡng từ hội đồng điều dưỡng ở chính tiểu bang của bạn. Hội đồng đó sẽ xem xét đơn đăng ký của bạn. Trường hợp bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu thì có thể đủ điều kiện để tham gia đăng ký thi NCLEX. Sau đó, bạn sẽ nhận được ATT hoặc Ủy quyền kiểm tra. Phí đăng ký khoảng $200.

Cấu trúc bài thi NCLEX gồm những phần nào?

Bài thi NCLEX bao gồm 4 phần chính, cùng với 6 phần phụ. Phần lớn các câu hỏi trong bài thi NCLEX thuộc dạng trắc nghiệm và cũng có thể gồm các định dạng (điền chỗ trống, biểu đồ…). Bất kể bạn thi ở dạng bài nào, tất cả các câu hỏi sẽ liên quan đến các khái niệm và chủ đề điều dưỡng. Số lượng câu hỏi khác nhau tùy thuộc vào phiên bản của bài kiểm tra mà bạn đang làm. 

Bài thi NCLEX- RN có tối đa 265 câu hỏi và tối thiểu là 75 câu hỏi. Trong khi đó, bài thi NCLEX – PN có tối đa 205 câu và tối thiểu 85 câu. Đối với cả hai bài kiểm tra, bạn đều nhận được hỏi 15 câu hỏi thử nghiệm. Những câu hỏi này được hội đồng sử dụng khi họ lập kế hoạch cho các kỳ thi trong tương lai, sẽ không được tính vào điểm cuối cùng của bạn

Nội dung trong bài thi NCLEX gồm những vấn đề gì?

Cả hai bài thi NCLEX – PN và thi NCLEX – RN đều có bốn phần nội dung giống nhau như sau:

  • Sự an toàn và hiệu quả chăm sóc sức khỏe: Khu vực thử nghiệm này kiểm tra chức năng và khả năng hòa nhập với người bệnh. Các chủ đề có thể về cách phòng ngừa tai nạn, vấn đề về đạo đức và quyền lợi bệnh nhân…
  • Nâng cao và duy trì sức khỏe: Ngoài việc chữa khỏi bệnh tật, thực hành dưỡng sinh hiện tại tập trung vào việc ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Phần này sẽ thách thức kiến ​​thức của thí sinh về các nguyên tắc tăng trưởng và phát triển, với các chủ đề bao gồm quá trình lão hóa, chăm sóc trẻ sơ sinh, lối sống tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển.
  • Tâm lý xã hội: Bài thi NCLEX cũng kiểm tra kiến ​​thức của thí sinh về tâm lý học, tập trung vào các yếu tố tình cảm, xã hội và tinh thần có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. 
  • Toàn vẹn về sinh lý: Các y tá hành nghề được kỳ vọng sẽ tăng cường sức khỏe thể chất bằng cách đảm bảo rằng bệnh nhân vẫn bình tĩnh và thoải mái. Các chủ đề trong phần này bao gồm quản lý rủi ro, quy trình điều trị và phản ứng bất thường với liệu pháp.

Những địa điểm đăng ký thi NCLEX

Chứng chỉ thi NCLEX – RN hay NCLEX -PN do Mỹ cấp, những nơi được phép tổ chức thi bao gồm: Mỹ, London, Seoul, Đài Loan, Hồng Kông, Manila, Ấn Độ. Đa số sinh viên Đài Loan đều đến Guam để thi bởi chi phí thấp, miễn thị thực (xin visa Guam tại chỗ), đồng thời có thể  kết hợp tham quan du lịch, do đó đây là địa điểm thi lý tưởng. Ngoài ra bạn có thể luyện thi NCLEX tại một số trung tâm như Clever Academy.

Có rất nhiều Điều dưỡng viên Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn với bài thi này, vì nó hoàn toàn khác với những bài thi mà họ đã từng làm tại trường học.

Bài thi NCLEX không phải là một bài thi kiến thức hay lý thuyết, mà là một bài thi ứng dụng mang tính thực tế rất cao. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ được kiểm tra về kỹ năng tư duy phản biện (critical thinking) để đưa ra những kết luận và phán đoán y học của mình khi làm việc.

Leave a Comment